GIẢI PHÁP AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG CHO BỆNH GAN, TỤY, PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

Đăng ngày:

GIẢI PHÁP AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG CHO BỆNH GAN, TỤY, PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

Bệnh phân trắng là loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi, xuất hiện trong tất cả các giai đoạn nuôi, nhất là từ 40 đến 80 ngày tuổi. Bệnh phân trắng khó trị dứt điểm nếu không tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Phân trắng trên tôm

Bệnh phân trắng là vấn đề nổi cộm, ảnh hưởng lớn đến ngành nuôi tôm. Tuy bệnh không gây chết tôm hàng loạt trong thời gian ngắn, nhưng các tác nhân gây bệnh sẽ tấn công hệ thống gan tụy và đường ruột làm tổn thương và giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này dẫn đến nhiều hệ lụy: tôm không hấp thụ được thức ăn, tôm bỏ ăn không bắt mồi, còi cọc không lớn, yếu ớt, … kèm theo đó lại bị tấn công bởi các tác nhân cơ hội khác khiến tôm chết làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cả vụ nuôi.

Tôm bị phân trắng

Theo một vài nghiên cứu cho thấy, có sự xuất hiện lipid trong phân tôm, ấu trùng như xác của Vermiform – một loại ký sinh trùng Gregarine, cùng sự hiện diện nồng độ cao trong các nhóm vi khuẩn Vibrio tồn tại trong cấu trúc hệ thống gan tụy, đường ruột và phân tôm. Ngoài ra vi bào tử trùng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Phân tích chi tiết, có thể thấy được các nguyên nhân gây nên bệnh phân trắng như sau:

  • Thức ăn: thức ăn kém chất lượng, bị nấm mốc, độc tố… dẫn đến bệnh đường ruột, bệnh phân trắng. Bệnh nghiêm trọng hơn ở những ao nuôi chứa nhiều thức ăn dư thừa.
  • Tảo độc: tôm ăn phải các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp… khi tồn tại trong ruột tôm, các loại tảo này sẽ tiết ra enzyme gây tê liệt lớp biểu mô ruột, khiến ruột tôm không thể hấp thu thức ăn và không tiêu hóa được, dẫn đến tình trạng ruột bị tắc nghẽn.
  • Do ký sinh trùng (Gregarine): bám trên thành ruột gây tổn thương ruột.
  • Do vi bào tử trùng: chuyên ký sinh trên gan, tụy của tôm.
  • Do vi khuẩn Vibrio: nhóm vi khuẩn trong hệ thống gan, tụy, đường ruột và phân tôm.

Ngoài ra, do môi trường ô nhiễm, tạo điều kiện cho tảo độc, vi khuẩn, virus phát triển và xâm nhập vào cơ thể tôm.

Triệu chứng của bệnh phân trắng:

  • Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang màu sậm hơn.
  • Gan tụy chuyển màu lợt, mềm nhũn; ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng. Phân tôm nổi lên mặt nước và tập trung nhiều ở cuối hướng gió.
  • Thịt tôm không chứa đầy vỏ, tôm bị mềm vỏ. quan sát thấy đường ruột tôm trống thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng.
  • Mang chuyển sang màu tối.
  • Xuất hiện các sợi phân trắng hay vàng nâu trên nhá (sàn ăn) hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao, dọc bờ ao cuối hướng gió; một số có thể phân dính hậu môn tôm thành dãi kéo dài.

Các biện pháp phòng bệnh:

  • Duy trì nồng độ thấp các chất hữu cơ để kiểm soát Vibrio trong môi trường ao nuôi.
  • Quản lý lượng thức ăn đúng nhu cầu và theo nhiệt độ nước.
  • Bổ sung đầy đủ các chất tăng cường sức khỏe của tôm như vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Bảo quản tốt và kiểm tra hạn dùng của thức ăn, độ ẩm, nấm mốc.
  • Kiểm soát tốt các loài tảo độc, độ kiềm trong ao.
  • Luôn duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao bằng việc bổ sung thường xuyên vi sinh và duy trì hàm lượng ôxy lớn hơn 5ppm.

Cách xử lý khi tôm bị phân trắng:

Trước hết cần xác định các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh như đã nêu trên; Tiến hành xem xét, thực hiện kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung, ngăn chặn như sau :

  • Nếu do thức ăn: kiểm tra thức ăn có bị hư hỏng, ẩm mốc, quá hạn sử dụng, thay thế thức ăn đủ tiêu chuẩn, tất cả các trường hợp đều nên giảm lượng cho ăn xuống 50% (trong ít nhất 2-3 ngày điều trị), sử dụng sản phẩm có chứa enzyme, lợi khuẩn đặc biệt như: HEATH PRO cho tôm ăn để tăng cường hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, tăng cường chức năng gan, ngăn chặn các bệnh về đường ruột, phân trắng. Ngoài ra, việc trộn PROBIOMIX cho tôm ăn mỗi cử trong suốt vụ nuôi giúp hệ tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt, và giảm hệ số tiêu tốn thức ăn và ngăn chặn các bệnh về đường ruột, nhiễm trùng tiêu hóa, đồng thời cũng làm môi trường hạn chế ô nhiễm.
  • Nếu do tảo độc: thay nước nhiều hơn bình thường, hòa tan ANTISHOCK C với nước tạt vào môi trường ao nuôi, giúp chống sốc, tăng cường sức đề kháng cho tôm. Dùng BZ CLEAR để khống chế rong tảo, làm sạch môi trường. Trường hợp ở giai đoạn tôm lớn, nuôi mật độ cao nên dùng kết hợp NB 123 để phân hủy nhanh các chất thải, khử độc tố NH3, NO2, H2S,…khống chế vi khuẩn gây bệnh; Đồng thời trộn COLUM R9 cho ăn liên tục từ 3 – 5 ngày hoặc sử dụng vacxin HEATH PROPROBIOMIX cho tôm ăn trong suốt mùa vụ để khống chế hoàn toàn dịch bệnh.
  • Nếu do vi khuẩn gây bênh: dùng DINAVIRUS diệt vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng trong môi trường ao nuôi; Kết hợp trộn COLUM R9 + HEATH PRO vào thức ăn liên tục 3 – 5 ngày.

 

Việc phòng bệnh được xem là giải pháp thiết yếu và quan trọng hơn việc trị bệnh, vì thế bà con cần lưu ý ở mỗi cử ăn nên dùng vacxin HEATH PRO cho tôm ăn, hoàn toàn có thể chặn đứng các bệnh về tiêu hóa, đường ruột, phân trắng, gan, tụy, đốm trắng… ngoài ra còn giúp cho tôm bóng đẹp, chắc thịt và tăng trưởng nhanh. Men tiêu hóa PROBIOMIX cũng nên bổ sung hàng ngày để tăng cường tiêu hóa hấp thu, giảm hệ tiêu tốn thức ăn, giảm chi phí, tối đa lợi nhuận.

.
.
.
.
Contact Me on Zalo